Hiển thị các bài đăng có nhãn hung 5. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hung 5. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Thuốc Đông y điều trị viêm phế quản

Trong thời tiết mùa đông, nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn, nóng lạnh thay đổi đột ngột khiến mọi người, đặc biệt là trẻ em và người già yếu dễ mắc viêm phế quản. Câu hỏi mà nhiều độc giả quan tâm là điều trị bằng YHCT có mang lại hiệu quả với bệnh viêm phế quản hay không khi mà việc lạm dụng kháng sinh tại nước ta đang gia tăng và nhiều cảnh báo nguy cơ kháng thuốc? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các phương pháp của YHCT trong điều trị viêm phế quản.

Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Căn nguyên gây viêm phế quản thường là do virut, vi khuẩn. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển mùa.

Theo YHCT, viêm phế quản thuộc phạm vi chứng “khái thấu” và “đàm ẩm”. Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh bên ngoài chủ yếu do cảm thụ phải tà khí của lục dâm như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Những yếu tố này làm cho phế khí bị ngưng trệ, mất tuyên thông chức năng thăng giáng khí của phế bị rối loạn dẫn đến người bệnh ho, có đờm nhiều. Ngoài ra, vào mùa thu, táo tà thường từ bên ngoài xâm phạm vào phế, làm tổn thương tân dịch của phế, dẫn đến ngứa họng, ho khan. Theo YHCT, các yếu tố gây bệnh bên trong thường do chức năng của 3 tạng phế, tỳ, thận bị suy giảm, hàn thấp làm tổn thương tỳ, thành đàm dẫn đến ho và khạc đờm nhiều hoặc do vị trường tích nhiệt, nhiệt sẽ làm tổn thương phế dẫn đến phế, thận âm hư làm cho khí và tân dịch đều bị tổn thương đưa đến ho và khạc đờm.Viêm phế quản

Viêm phế quản là chứng bệnh hay gặp trong mùa đông.

Tùy bệnh cấp tính hay mạn tính mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Viêm phế quản cấp tính: Thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra.

Do phong hàn:

Triệu chứng: Thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. Người bệnh ho, đờm trong lỏng, sắc trắng dễ khạc, kèm theo tắc mũi, chảy nước mũi trong. Toàn thân sốt, sợ lạnh, đau đầu, cảm giác đau mỏi người, không ra mồ hôi, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu.

Phương pháp điều trị: Sơ tán phong hàn, tuyên phế, hóa đàm.

Bài thuốc: Hạnh tô tán gia giảm: hạnh nhân 12g, tô diệp 10g, trần bì 8g, chỉ xác 8g, tiền hồ 12g, cát cánh 10g, bán hạ chế 8g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.

Do phong nhiệt:

Triệu chứng: Thường gặp trong viêm phế quản cấp hay đợt cấp của viêm phế quản mạn tính. Người bệnh ho, tiếng ho nặng, khạc đờm đặc hay vàng, miệng khát, họng đau, nước mũi vàng đục. Toàn thân: sốt cao, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi; rêu lưỡi vàng mỏng, hoặc trắng mỏng, mạch phù sác.

Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên thông phế khí.

Bài thuốc: Tang cúc ẩm gia giảm: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 16g, tiền hồ 12g, bạch hà 6g, hạnh nhân 12g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, lô căn 8g, ngưu bàng tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.

Thể khí táo:

Triệu chứng: Người bệnh ho khan, ít đờm, họng khô, mũi khô, lưỡi khô. Toàn thân: phát sốt, sợ gió, đau họng, đôi khi ho có lẫn ít đờm, trong có tia máu. Rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù.

Phương pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng phế. Nếu ôn táo: sơ phong thanh nhiệt. Nếu lương táo: sơ tán phong hàn.

Bài thuốc: Tang bạch thang gia giảm: tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, sa sâm 12g, xuyên bối mẫu 6g, đậu xị 12g, chi tử 8g, cát cánh 10g, tiền hồ 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.

Viêm phế quản mạn tính: Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp. Nếu không trong đợt cấp thì viêm phế quản mạn tính thường phân chia thành 2 thể lâm sàng: thể đàm thấp và thể thủy ẩm.

Thể đàm thấp:

Triệu chứng: Người bệnh ho và khạc đờm nhiều, đờm trắng dính, lỏng hoặc thành cục. Ngực bụng có cảm giác đầy tức, ăn kém, tinh thần mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

Phương pháp điều trị: Kiện vận tỳ vị, táo thấp hóa đàm.

Bài thuốc: Kết hợp 2 bài thuốc Lục quân tử thang và Bình vị tán gia vị: đẳng sâm 12g, bạch truật 16g, phục linh 16g, cam thảo 4g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, thương truật 12g, hậu phác 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả, ngưu bàng tử 12g, hạnh nhân 12g, ý dĩ 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.

Thể thủy ẩm (hàn ẩm): Thường hay gặp ở người bệnh viêm phế quản mạn tính kèm theo giãn phế nang ở người cao tuổi, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh tâm phế mạn.

Triệu chứng: Thường ho kéo dài hoặc hay tái phát, khó thở khi trời lạnh thì ho tăng lên khạc ra nhiều đờm lỏng trắng. Khi vận động các triệu chứng trên tăng nặng. Khó thở nhiều thì nằm phải gối đầu cao. Toàn thân: sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.

Phương pháp điều trị: Ôn phế, hóa đàm.

Bài thuốc: Tiểu thanh long thang gia giảm: ma hoàng 6-8g, quế chi 8g, tế tân 4-6g, can khương 6g, bán hạ chế 12g, ngũ vị tử 6-8g, bạch thược 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.

TS.BS. Trần Thái Hà (Trưởng khoa Lão, Bệnh viện YHCT Trung ương)

Ngũ vị và chiêm nghiệm cuộc đời

Người xưa tin rằng, ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. Chính vì thế, nếu dinh dưỡng cân bằng được ngũ vị, sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng được bồi bổ, sức khỏe dài lâu.

Tác dụng của các vị

Đông Y cho rằng, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm. Chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó.

Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể “bổ” chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng tương sinh và tương khắc, ta có thể rút ra được:

Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa).

Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim).

Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc).

Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ).

Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị - hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy).

Ngũ vị

Theo y học cổ truyền, mỗi loại thức ăn đều có những tính chất riêng, được người xưa chia ra “tứ khí” và “ngũ vị”. Tứ khí: nóng, lạnh, ấm, mát. Nóng và ấm là dương. Lạnh và mát là âm. Trong số các thức ăn hằng ngày, như các loại thịt: thịt dê có tính nóng (nhiệt), thịt chó có tính ấm (ôn), còn thịt vịt tính mát (lương).

Ngũ vị còn tượng trưng cho năm cung bậc cảm xúc của con người:Ngọt ngào, mặn nồng, chua chát, đắng cay trong cuộc đời. Phàm đã sống trên đời, ai cũng phải trải qua năm cảm xúc đó, không thể tránh khaỏi. Thưởng thức một món ăn có đủ ngũ vị còn là một sự chiêm nghiệm, nghĩ về những điều đã xảy ra trong đời.

Điều lý thú là đối với các thứ rau quả có thể thông qua màu sắc mà biết được đặc tính nóng lạnh của chúng. Các thứ rau quả có màu sắc nhạt phần nhiều là lạnh và mát, các thứ thẫm màu thường là ấm, nóng. Củ cải, lê, chuối tiêu có tính mát, còn táo, đậu đen, đậu đỏ có tính ấm. Đối với thủy sản thì đại đa số những thứ có vỏ cứng như cua, ốc, rùa... thường có tính lạnh hoặc mát; các thứ như: lươn, tôm, cá trắm... có tính ấm hoặc nóng.

Thức ăn có thể nuôi sống người và có thể hại người, cho nên cần chủ động lợi dụng các đặc tính về hàn nhiệt của thức ăn để điều chỉnh lại sự cân bằng của âm dương trong cơ thể. Người ta tuy béo gầy, cao thấp khác nhau, song để bồi bổ, có thể chia ra 2 loại lớn, đó là: “âm hư” và “dương hư”.

Người âm hư: thường thấy lòng bàn chân, bàn tay nóng, trong người bứt rứt không yên, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch đập nhanh, đại tiện táo... Người thuộc tạng này nên ăn các thứ như: mộc nhĩ, hạt sen, bí đao, dưa chuột, đậu phụ, chuối tiêu, dưa hấu, thịt vịt, thịt ngỗng, trứng gà, cá diếc, cá trắm đen, ếch... Những thứ như tỏi, ớt, thịt dê không nên dùng; thịt bò, thịt chó, quả nhãn, quả vải không nên dùng nhiều.

Người dương hư: nét mặt xanh nhợt, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài, đại tiện nhão nát, mạch trầm tế (mạch chìm sâu và nhỏ yếu), chất lưỡi nhạt... Người thuộc tạng này nên ăn các thức ăn hỗ trợ dương khí như: thịt dê, thịt chim sẻ...; nên ăn hoa quả như: đào, hạnh, vải, nhãn, mít, dứa...; không nên dùng quá nhiều những thứ thịt, cá và rau quả có tính lạnh.

Ngũ vị: kết quả khí hóa của âm dương. “Ngũ vị” là 5 thứ vị: cay - ngọt - chua - đắng - mặn (tân - cam - toan - khổ - hàm). Nói chi tiết thì phải kể đến cả vị nhạt (đạm), song nó thường được xếp cùng vị ngọt, cho nên thường chỉ nói đến 5 vị. Ngũ vị liên quan đến thành phần, tác dụng dinh dưỡng và tác dụng điều trị của thức ăn. Thành phần khác nhau thì vị sẽ khác nhau, giá trị dinh dưỡng và tác dụng điều trị cũng sẽ khác. Điều hòa ngũ vị không những là điều hòa sự quân bình về âm dương trong nội bộ cơ thể, mà còn là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Một năm có 4 mùa, phải điều hòa ngũ vị sao cho cơ thể hòa hợp được với khí 4 mùa trong trời đất. Cụ thể: mùa Xuân cần hạn chế vị chua và tăng thêm vị ngọt, mùa Hạ nên ăn ít các thứ đắng, mặn và ăn nhiều các thứ cay ấm; mùa Thu cần “giảm cay tăng chua”; mùa Đông nên hạn chế vị mặn và tăng cường vị đắng. Sự điều tiết ngũ vị trong 4 mùa cũng không ngoài mục đích là làm cho âm dương và ngũ hành trong cơ thể vận hành đồng bộ phù hợp với tứ khí 4 mùa trong trời đất. Thuận theo trời đất mà điều hòa thân thể cũng là bí quyết lớn nhất của thuật dưỡng sinh phương Đông.

Sáng tạo: ngũ vị hương

Ngũ vị hương là loại gia vị mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông. Đó vừa là sự hòa quyện khéo léo giữa triết lý âm dương - ngũ hành đã in sâu trong văn hóa Việt, vừa là sự phản chiếu chính xác các cung bậc tình cảm của con người. Thành phần của ngũ vị hương không giống nhau. Mỗi vùng miền lại có một cách pha chế khác nhau, phụ thuộc vào khẩu vị và đặc sản địa phương. Nhưng thành phần truyền thống là công thức bao gồm: tiêu, quế, đinh hương, hồi hương và hạt cây thì là. Các đầu bếp xưa đã cố gắng tìm ra loại gia vị “hoàn hảo”, bao gồm đầy đủ 5 yếu tố: chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Sau đó, một cách tình cờ, họ đã kết hợp được năm loại gia vị khác nhau thành một, và cảm nhận được sức mạnh của loại gia vị mới này trong việc làm các món ăn trở nên sinh động, đậm đà.

Ngũ vị

Tiêu: đúng nguồn gốc thì phải là loại tiêu Szechwan. Gọi là “tiêu” nhưng Szechwan thuộc họ chanh, không cay, vị mạnh tựa mùi long não. Người ta chỉ dùng vỏ ngoài màu đỏ sẫm xay thành bột sau khi phơi khô. Vì không dễ kiếm trên thị trường, nên tiêu Szechwan thường được thay bằng tiêu hột. Tiêu có tác dụng kích thích tiêu hóa, ấm bụng, giảm đau, chống nôn.

Hồi hương: quả của cây hồi, có hình năm cánh xòe ra. Cây trồng được 6 năm thì bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch có thể kéo dài suốt cả tuổi thọ của cây, gần trăm năm. Quả được hái khi chưa chín và để phơi cho chín trên các phên mắt cáo, cho đến khi có màu nâu gỉ sắt. Ngoài ra, hạt cây hồi còn dùng cho bánh ngọt, bánh mì, các đồ ngọt và thức uống như trà. Hồi hương có thể chữa họng, ho.

Đinh hương: nụ hoa nguyên búp của cây đinh hương được phơi khô trong 3 ngày và có hương thơm, nhiều tinh dầu, hơi vàng nâu và rắn. Nụ đinh hương phải được bảo quản trong tối và mát. Người ta dùng đinh hương để ướp thịt cá, bánh ngọt và thức uống. Đinh hương có thể dùng trong nấu ăn hoặc là ở dạng nguyên vẹn hay ở dạng nghiền thành bột, nhưng do nó tạo mùi rất mạnh cho nên chỉ cần dùng rất ít. Trong Đông y, đinh hương được dùng để trị nấc cụt, thổ tả, đau bụng còn trong Tây y thì nó kích thích tiêu hóa, sát trùng mạnh.

Mọi thứ bệnh tật đều là do sự mất cân bằng âm - dương gây ra, và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh, giúp cơ thể khỏi bệnh

Quế: gia vị lấy từ vỏ quế, hiện diện rất nhiều trong các món ngọt tráng miệng châu u, nhưng lại được dùng nhiều trong các món ăn mặn tại châu Á. Trong mọi trường hợp thì quế là loại tương đối đắt tiền từ trước đến nay. Quế giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, trị các vấn đề về hô hấp, giảm đau cơ khớp, cải thiện hệ miễn dịch.

Thì là: loại cây có thể dùng cả lá, hột hoặc củ rễ để làm gia vị. Tuy có nguồn gốc từ các vùng Địa Trung Hải nhưng cây được người Trung Quốc và Ấn Độ biết đến từ rất sớm. Thì là là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giúp điều hòa thể trọng, bổ thận, trị đau bụng, đầy trướng bụng.

Ngoài năm loại gia vị truyền thống nêu trên, còn rất nhiều cách kết hợp khác để tạo nên ngũ vị hương. Một công thức thông dụng bao gồm nhục quế, hồ tiêu, đinh hương, tiểu hồi hương và đại hồi. Một số bột ngũ vị hương bán trên thị trường sẽ có thêm bột ớt hay gừng.

Triết lý âm dương - ngũ hành đã in sâu vào truyền thống văn hóa người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung. Đó là triết lý của sự cân bằng, đủ đầy, hài hòa, tượng trưng cho tính cách nghề nông chất phác, thích yên bình, ổn định. Trong ẩm thực cũng thế, người Việt chuộng tính hài hòa giữa các vị, mỗi vị một tí, tạo nên sự đậm đà và dễ chịu hơn là quá nồng ở một vị riêng.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Bài thuốc chữa bệnh goute

Bệnh goute (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa và tăng lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp. Theo Y học cổ truyền, bệnh gút gọi là “thống phong”, thuộc chứng tý. Nguyên nhân do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của can, thận và tỳ gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh. Sau đây là một số thuốc trị bệnh theo các thể:

Thể phong thấp nhiệt: người bệnh đau khớp đột ngột, thường vào lúc nửa đêm, có khi phát sốt. Tại chỗ khớp: sưng nóng đỏ đau; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác. Phép chữa là thanh nhiệt trừ thấp, tiết trọc thông lạc. Dùng bài Thanh trọc thống tý thang: nhẫn đông đằng 30g, hoàng bá 15g, ý dĩ 24g, thổ phục linh 24g, huyền sâm 16g, đương quy 12g, một dược 10g, ngưu tất 12g, phòng kỷ 12g, tần giao 12g, thất diệp 24g. Sắc uống.

Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá và lắng đọng các tinh thể acid uric ở khớp. Đông y gọi là bệnh thống phong.

Thể khí trệ trọc ứ: khớp sưng đau khiến người bệnh không đi lại được, hay tái phát, bệnh kéo dài dai dẳng, người mệt mỏi, ngực sườn đầy tức, để lâu ngày khớp xương xơ cứng biến dạng, lưỡi ám tối, rêu lưỡi trắng dày; mạch huyền hoạt sác. Phép chữa là hành khí hoạt huyết, thông lạc trừ ứ. Dùng bài Trừ ứ thông lạc thang: hoàng kỳ 30g, thương truật 15g, ý dĩ 24g, tỳ giải 24g, mao đông thanh 24g, xuyên sơn giáp 10g, đương quy 12g, ngưu tất 15g, xích thược 15g, uy linh tiên 15g, trần bì 6g, xuyên khung 8g. Sắc uống.

Nhẫn đông đằng (dây và lá cây kim ngân).

Thể tỳ hư trọc ứ: khớp đau ê ẩm, cử động không linh hoạt, tay chân tê bì, nổi u cục, người mệt mỏi, vô lực; tâm quý, khí đoản, buồn nôn; chất lưỡi hồng nhạt có dấu răng; rêu lưỡi trắng nhạt; mạch trầm hoãn tế sáp. Phép chữa là kiện tỳ tiết trọc, trừ ứ thông lạc. Dùng bài Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia vị: hoàng kỳ 24g, phòng kỷ 12g, bạch truật 12g, ý dĩ 24g, cam thảo 6g, tỳ giải 24g, thổ phục linh 24g, tàm sa 12g, xích thược 12g. Sắc uống.

Vị thuốc thổ phục linh (rễ củ khô).

Thể thận hư trọc ứ: bệnh kéo dài lâu ngày dai dẳng, khớp biến dạng nổi u cục, có biến chứng tại thận (viêm thận, sỏi thận), đau đầu huyễn vựng, tiểu tiện ít, tâm quý, phù thũng; lưỡi đỏ, rêu ít; mach trầm huyền sáp. Phép chữa là bổ thận tiết trọc, trừ ứ thông lạc. Dùng 1 trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị: thục địa 24g, sơn dược 12g, phục linh 15g, sơn thù 12g, trạch tả 10g, đan bì 10g, ích mẫu thảo 24g, xa tiền thảo 24g, đỗ trọng 12g, hoàng kỳ 24g. Sắc uống.

Bài 2: Đào hồng tứ vật gia giảm: sinh địa 24g, xích thược 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g. Công dụng: hoạt huyết dưỡng huyết.

BS. Tiểu Lan

Dược thiện phòng, trị táo bón

Táo bón thường gặp ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt là người già. Mặt khác, thời tiết hanh khô làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể, dẫn đến táo bón. Nếu không chữa trị sớm, táo bón sẽ gây nhiều biến chứng. Để tránh táo bón, có thể dùng các món ăn - thuốc Đông dược đơn giản, dễ kiếm cũng có hiệu quả cao.

Cháo hà thủ ô, táo đỏ: hà thủ ô 30g, táo đỏ 3 quả, đường phèn 30g, gạo lức 100g. Hà thủ ô cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, nấu cô đặc lấy nước, bỏ bã, cho gạo đã vo sạch và táo đỏ vào nồi, thêm nước, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa nấu đến khi được cháo loãng. Ngày ăn 2 lần. Trị táo bón, đại tiện khó, người già bị tăng huyết áp.

​Cháo hà thủ ô táo đỏ trị táo bón, đại tiện khó.

Cháo hoa đào: cánh hoa đào tươi 4g (khô 2g), gạo lức 100g. Gạo đãi sạch cho vào nồi, đổ nước nấu cháo loãng, cháo chín cho cánh hoa đào vào đun qua là được. Ngày ăn 2 lần. Trị tràng vị nhiệt, táo bón.

Cháo khoai lang: khoai lang 250g, gạo lức 200g. Khoai rửa sạch, cắt miếng cho cùng gạo đãi sạch vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, sau nhỏ lửa nấu thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần. Trị tỳ vị hư nhược, táo bón, đại tiện ra máu.

Canh hải sâm nấu mộc nhĩ: hải sâm 50g, ruột già lợn 200g, mộc nhĩ đen 20g, rượu trắng, bột ngọt, hành, gừng, muối vừa đủ. Hải sâm ngâm nở, rửa sạch. Lòng lợn làm sạch, cắt từng đoạn. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, nước vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa tới chín nhừ, cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa. Trị táo bón do âm hư, vị tràng táo kết.

Mật ong pha dầu vừng: mật ong 50g, dầu vừng 25g. Cho mật ong vào bát lấy đũa tre đánh cho bọt kín đặc thì cho dầu vừng vào khuấy đều, cho khoảng 100ml nước sôi khuấy đều. Uống nóng. Trị táo bón do tràng vị táo kết.

Nhân hạnh đào 100g, vừng đen 100g rang chín, giã nhỏ, cho vào lọ. Mỗi ngày ăn 1 lần 10 - 15g.

Hạt củ cải to 10 - 30g sao vàng, nghiền thành bột pha với đường uống trong ngày. Dùng chữa táo bón nặng.

Rau chân vịt 30g rửa sạch, cắt từng đoạn, nhúng nước sôi, vớt ra trộn với dầu vừng, ăn. Trị táo bón, tăng huyết áp, đau đầu.

Lương y Nguyễn Minh




Hồng táo bổ khí, dưỡng huyết

Hồng táo là quả phơi hay sấy khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ để phân biệt với loại táo màu đen gọi là đại táo. Trong Thần nông bản thảo kinh nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”, có nghĩa là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc, món ăn có sử dụng hồng táo.

Hồng táo hầm thịt thỏ:

Hồng táo 15 quả, thịt thỏ 200g. Cho hồng táo, thịt thỏ vào nồi hầm chín, cũng có thể cho vào nồi đất hầm nhừ, cho gia vị vừa đủ rồi ăn. Tác dụng: bổ khí dưỡng huyết, thích hợp với người mắc bệnh ban xuất huyết chảy máu.

hồng táo

Hồng táo hầm thịt thỏ.

Hồng táo hầm thịt thỏ.

Cháo dưỡng tâm:

Nhân sâm 10g, hồng táo 10 quả, mạch đông 10g, gạo nếp 100g, phục thần 10g, đường đen vừa đủ. Cho sâm, táo, mạch đông, phục thần vào nồi nấu lấy nước, cho gạo nếp vào nấu thành cháo sau đó cho lượng đường đen vừa đủ là được. Tác dụng: dưỡng huyết bổ tim, thích hợp với người bị suy lao do tâm huyết hư.

Cháo đan sâm:

Đan sâm 30g, gạo nếp 50g, hồng táo 3 quả, đường đỏ 50g. Đan sâm cho nước vào nấu canh, chắt bã sau đó cho gạo nếp, hồng táo và đường đem nấu thành cháo, ăn nóng hoặc ấm, ngày 2 lần, 1 liệu trình là 10 ngày, cách 3 ngày lại uống. Tác dụng: hoạt huyết khứ ứ, phù hợp với người bị bệnh mạch vành.

Hồng táo lạc nhân:

Hồng táo 50g, lạc nhân 100g, đường cát đỏ 50g. Rửa sạch hồng táo, ngâm bằng nước ấm; lạc nhân luộc qua một chút, để nguội bóc vỏ; cho hồng táo và vỏ lạc vào nồi nấu, cho thêm ít nước lạnh, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút, vớt vỏ lạc nhân ra, cho đường cát đỏ vào, đợi đường tan hết là được. Tác dụng: bổ tỳ sinh huyết, phù hợp với người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Hồng táo xào hạt dẻ, thịt gà: hồng táo 15 quả, hạt dẻ 150g, gà 1 con. Gà làm sạch, thái gà thành miếng xào lửa to, cho thêm ít gia vị và nước đun đến khi gà chín cho hồng táo, hạt dẻ vào om nhừ rồi ăn. Tác dụng: bổ tỳ thận, phù hợp với người khí suy do huyết áp thấp.

Lương y Hoài Vũ

Cách tự nhiên giảm tình trạng khô âm đạoCách tự nhiên giảm tình trạng khô âm đạoThực phẩm tốt cho bệnh nhân bướu cổThực phẩm tốt cho bệnh nhân bướu cổMất ngủ, cần kiên trì điều trịMất ngủ, cần kiên trì điều trị

Tác dụng chữa bệnh ít biết của trứng gà

Trứng gà là một món ăn bổ dưỡng, được sử dụng thường xuyên của mọi người, mọi gia đình. Trứng gà giàu vitamin A, D, E, B1, B6, B12; canxi, mangiê, sắt, kẽm... và nhiều loại acid amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Lòng đỏ trứng rất tốt đối với đại não, với hệ thần kinh. Lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp. Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do tăng cholesterol. Dưới đây là một số món ăn thuốc từ trứng gà.

​Trứng gà nấu ngải cứu, gừng tươi bổ huyết điều kinh, tốt cho phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Sốt ho lâu ngày: trứng gà 2 quả, mật ong 60g. Mật ong cho thêm ít nước đun sôi, đổ trứng gà vào. Ăn uống ngày 1 lần.

Hoặc trứng gà 2 quả, đường phèn 50g. Đường phèn cho 1 bát nước, nấu tan, để nguội. Đập trứng gà vào, đánh tan, cho vài giọt nước gừng tươi vào để ăn.

Cảm cúm: trứng gà 2 quả, đường phèn vừa phải. Đường phèn tán nhỏ, cho vào bát đánh đều với trứng gà, pha nước sôi vào, đậy nắp 10 phút. Uống buổi tối trước khi đi ngủ.

Viêm khí quản: trứng gà 3 quả, giấm 60g. Trứng gà rán với dầu vừng cho chín, cho giấm vào nấu, ăn 2 lần vào buổi sáng và tối.

Hen, thở khò khè: trứng gà 2 quả, rau hẹ 100g. Rau hẹ rửa sạch, cắt đoạn. Trứng gà đập vào bát, đánh đều, cho mỡ vào chảo đun sôi, cho trứng và rau vào xào chín, ăn.

Ho khạc ra máu do lao phổi: trứng gà 1 quả, mật ong 15g, bạch cập 3g. Mỗi sáng đập trứng gà vào nước cơm sôi rồi cho bạch cập nghiền nhỏ và mật ong vào ăn cùng.

Lao phổi: trứng gà 1 quả, sữa đậu nành 1 bát, đường trắng một ít. Nấu sôi sữa đậu nành, trứng gà đập ra bát đánh đều đổ vào sữa đậu nành, cho đường uống.

Viêm xoang: trứng gà 2 - 3 quả, rễ đại kế 90g. Cho cả hai thứ vào nấu rồi ăn trứng và uống nước. Kiêng chất cay nóng. Hoặc trứng gà 2 quả, hoa mộc lan 15g. Trứng gà luộc chín, bóc vỏ. Hoa mộc lan sắc riêng, bỏ bã, lấy nước, cho trứng gà vào nấu tiếp rồi ăn trứng, uống nước.

Viêm mũi mạn tính: trứng gà 10 quả, hoa mộc lan 30g. Cả hai cho vào nồi nước luộc kĩ rồi ăn trứng, uống nước.

Đục thủy tinh thể: trứng gà 1 quả, sữa bò 200g, hạch đào nhân (sao tán bột) 1 thìa, mật ong 2 thìa. Trứng đập vào bát đánh đều pha vào sữa bò, sau đó cho bột hạch đào nhân và mật ong vào, nấu lên, ăn.

Đau răng: trứng gà 1 quả, thương nhĩ tử 6g. Thương nhĩ tử sao vàng, bỏ vỏ, tán bột, cho vào trứng gà đánh đều, không cho mỡ, muối, xào lên ăn. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liền.

Tổn thương do bị ngã: trứng gà 2 quả, tô mộc 30g. Cho hai thứ vào nấu nước vừa đủ, rồi ăn trứng uống nước.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều: trứng gà 2 quả, rượu cái ngọt 1 bát, rễ đại kế 10g. Đại kế phơi khô, tán bột nhỏ, trộn với trứng gà, rượu cái, sau đó cho mỡ vào xào lên, ăn. Lần thứ nhất ăn vào lúc trước khi sạch kinh, ăn liên tục 3 ngày.

Hoặc trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 10g, gừng tươi 15g. Cho tất cả vào nấu, khi trứng chín đem ra bóc vỏ rồi cho vào nấu tiếp. Ăn trứng, uống nước canh.

Lương y Nguyễn Minh


Bài thuốc phòng trị táo bón

Táo bón là chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi do ngại vận động và hay ăn đồ khô, thức ăn cay nóng…; người ăn ít rau xanh, thiếu chất xơ; trẻ nhỏ ăn sữa bò, phụ nữ sau sinh huyết thiếu; ngoài ra còn gặp ở người có thói quen nhịn đại tiện, do nghề nghiệp, do đi du lịch đường xa…; lạm dụng thuốc xổ, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng viêm…; người có bệnh lý đại tràng, trĩ…

Sách Hải Thượng Lãn Ông viết: “Chứng đại tiện táo kết có khi vì nóng, vì lạnh, vì khí vì huyết vì phong… nhưng đều là âm huyết khô ráo… Có huyết thì nhuận, thiếu huyết thì táo. Do vậy, phòng trị táo bón ngoài chữa nguyên nhân cần phải dưỡng huyết sinh tân dịch.

Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể

Nếu do “nhiệt táo”: thường gặp người vốn nóng nhiệt, hay ăn nhiều đồ cay nóng khiến ruột khô nóng mà táo bón… Biểu hiện đi cầu phân khô cứng, tiểu vàng, người nóng, dùng bài Ma tử nhân hoàn gia vị: ma tử nhân (vừng đen) 12g, hạnh nhân 8g, hậu phác 8g, đại hoàng 6g, chỉ thực 6g, bạch thược 10g. Sắc uống.

Nếu do “huyết hư táo”: thường gặp người gầy, đại tiện phân khô cứng, huyết thiếu, hay bị hoa mắt chóng mặt. Phép trị là dưỡng huyết, nhuận táo… Dùng bài Tứ vật thang gia vị: thục địa 16g, đương quy 10g, xuyên khung 10g, bạch thược 10g, bá tử nhân 12g, vừng đen 12g. Sắc uống.

Nếu do “khí hư táo”: thường gặp ở người thể chất yếu, ăn kém, da nhợt nhạt, đại tiện phân không cứng nhưng phải rặn nhiều, cầu xong người mệt vã mồ hôi… Nguyên nhân do tỳ khí hư, công năng vận hoá kém, không sinh hoá tân dịch mà bón kết. Phép trị: ích khí nhuận tràng. Dùng bài Bổ trung ích khí thang gia vị: đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, trần bì 6g, cam thảo 6g, gia thêm vừng đen, mật ong. Sắc uống.Hạnh nhân là vị thuốc trong bài “Ma tử nhân hoàn” trị táo bón do nóng nhiệt, hay ăn nhiều đồ cay nóng.

Hạnh nhân là vị thuốc trong bài “Ma tử nhân hoàn” trị táo bón do nóng nhiệt, hay ăn nhiều đồ cay nóng.

Kinh nghiệm dân gian phòng trị táo bón

Nếu do “nhiệt táo”, nên ăn mát nhuận tràng. Dùng bài lá dâu, mè đen mỗi vị 20 - 30g sắc uống hoặc món chè lá nha đam với đậu xanh.

Nếu do “hàn táo”, dùng vị có tác dụng ôn bổ nhuận tràng, tốt nhất nên ăn cháo gạo lứt muối mè hoặc uống 1 thìa mật ong pha với nước ấm vào buổi sáng… Ngoài ra, có thể xoa bụng, tập thóp bụng.

Một số món ăn phòng trị táo bón

Nên duy trì chế độ ăn nhiều rau trái cây tươi và uống đủ nước. Hằng ngày có thể chọn món ăn như sau:

Nếu do “nhiệt táo”, nên ăn vị bổ, mát nhuận trường, giàu chất xơ, lợi gan mật như mồng tơi, rau đay, mướp hương, rau lang, dấp cá, cà chua, cà tím, lô hội…; uống nước atisô, râu mèo, nhân trần, tăng cường ăn rau củ quả tươi, những vị chua, đắng có tính mát, thanh nhiệt.

Nếu do “hàn táo”, nên dùng thức ăn ôn bổ tỳ vị, dưỡng huyết, giàu chất xơ như: cháo gạo lứt, mè đen, các loại ngũ cốc, đậu, mè còn nguyên vỏ lụa… Ăn rau củ quả, những loại thường có vị ngọt, cay đều có tính ấm, hoặc rau củ quả nên chế biến xào, luộc cho thêm gừng và gia vị cay ấm khử bớt tính lạnh.

Lương y Minh Phúc

Bài thuốc chữa chứng bốc hỏa ở phụ nữ

Bốc hỏa là chứng bệnh thường gặp, nhất là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Theo y học cổ truyền, chứng bốc hỏa là khí nóng trong người phát ra. Bệnh phần nhiều do vốn chân âm hư, ăn uống không phù hợp, hoặc do tình chí tức giận thái quá. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng quá cũng là nguyên nhân khiến hỏa bốc lên.

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, “chân hỏa là khí nóng trong thân người, hộ vệ cho thân thể, nếu kém thì bệnh mà mất đi thời chết”. Chữa hỏa phải dùng cách “tòng trị”, nương theo tính của hỏa để dẫn nó về chỗ cũ, thường gọi là “dẫn hỏa quy nguyên”. Sau đây là một số bài thuốc thường dùng phòng trị chứng hỏa:

Nếu người bệnh hay khô đắng miệng, táo bón do can hỏa, uất nhiệt: Dùng bài Đơn chi tiêu dao tán gia giảm gồm: sài hồ 14g, đương quy 20g, bạch thược 20g, bạch truật 12g, bạch linh 14g, chích thảo 10g, đơn bì 14g, chi tử 10g, ngưu tất 12g, sinh khương 12g. Tất cả tán bột làm hoàn hoặc sắc uống. Tác dụng: sơ can thanh nhiệt kiện tỳ, dưỡng huyết... Phòng trị hỏa vượng máu dồn lên đầu hay đau đầu chóng mặt, mặt đỏ, vã mồ hôi, tức ngực sườn đầy tức, mệt mỏi rã rời, khó ngủ, kinh nguyệt không đều, miệng khô, đại tiện bón, có khi nóng hâm hấp như sốt.

boc hoa

Gia giảm: Nếu người gầy huyết hư kinh không đều gia thục địa 20g hoặc sinh địa 20g; nếu đau tức ngực sườn gia hương phụ 10g; đau mỏi vai gáy gia cát căn 14g.

Kiêng kỵ: Người da xanh mét, tay chân lạnh, tỳ yếu hay tiêu chảy, bụng đầy chậm tiêu, ho đàm nhiều. Với người tỳ thận hư hàn, chân lạnh, đi cầu lỏng, nếu dùng bỏ vị đơn bì, chi tử.

Nếu người nóng hay đau đầu chóng mặt do huyết hư hỏa vượng: Dùng bài Tứ vật thang gia giảm: thục địa 30g, đương quy 16g, xuyên khung 14g, bạch thược 20g, cẩu kỷ 14g, cúc hoa 14g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 14g, ngưu tất 12g, cam thảo 6g, đại táo 12g, sinh khương 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tác dụng: Bổ huyết thanh hỏa. Trị đau đầu chóng mặt, ù tai, đầu lúc đau lúc không, do huyết hư hỏa vượng. Gia giảm: Nếu chóng mặt gia thuyền thoái 10g; nếu tăng huyết áp gia hạ khô thảo 14g; miệng khô khát gia thiên hoa phấn 14g; nếu đau hông sườn bỏ cúc hoa gia sài hồ 12g, bạch truật 12g.

Kiêng kỵ: Người đau đầu, nghẹt mũi xổ mũi do cảm lạnh.

Nếu người nóng bứt rứt khó ngủ do thận âm hư hỏa vượng: Dùng bài Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 30g, hoài sơn 18g, sơn thù 14g, đơn bì 16g, phục linh 10g, trạch tả 8g, huyền sâm 12g, ngưu tất 12g, cẩu kỷ 14g, cúc hoa 12g.

Tác dụng: Trị đau đầu do can hỏa vượng. Bổ can thận âm thanh hỏa, giáng hỏa. Phòng trị đau đầu chóng mặt, khó ngủ, do can thận âm hư gây như đầu choáng, mắt hoa, tai ù, điếc, ra mồ hôi trộm, mờ mắt, mỏi mắt, khô mắt.

Gia giảm: Nếu tiểu vàng, dắt, gia tri mẫu 12g, hoàng bá 10g; khó ngủ gia lạc tiên 12g.

Kiêng kỵ: Người tỳ yếu hay tiêu chảy, bụng đầy chậm tiêu, ho đàm nhiều đang bị cảm.

Lương y Nguyễn Văn Sáu

Công dụng ít biết của mật ong

Mật ong còn gọi là bách hoa cao hoặc bạch mật, thạch mật, là sản vật quý của tự nhiên, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Mật ong quen thuộc với con người ở khắp nơi trên thế giới với nhiều ứng dụng trong đời sống và y dược.

Mật ong chứa nhiều protid, Theo Y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, không độc; quy vào các kinh phế, tỳ, đại tràng; có công năng giải độc, nhuận phế, thông tiện và điều hòa các dược liệu khác, còn dùng để giải độc thuốc, trong đó có cả vị ô đầu, phụ tử.

Mật ong không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc tăng cường sức đề kháng của cơ thể và phòng chống nhiều bệnh.

Mật ong có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau: ho, nhiều đờm, ho khan, rát họng do viêm họng cấp mạn tính, viêm amidal... Táo bón do tỳ vị hư nhược, ruột bị nê trệ do nhu động ruột giảm, đau thượng vị. Còn dùng mật ong trị tăng huyết áp, mất ngủ, đau dây thần kinh... Ngoài ra, mật ong còn được dùng như một phụ liệu quý để chế biến một số vị dược liệu cũng như có trong thành phần của nhiều chế phẩm Đông dược. Do có hai công năng chính là kiện tỳ và ích khí phế nên mật ong được sử dụng như một phụ liệu quý để chế biến các vị thuốc có tác dụng quy vào hai kinh tỳ và vị.

Để làm tăng tác dụng quy kinh tỳ của các vị thuốc như bạch truật, hoàng kỳ, người ta đem bạch truật hoặc hoàng kỳ thái phiến rồi tẩm mật ong theo tỷ lệ nhất định (thông thường cứ 1kg thuốc phiến khô dùng từ 2 - 2,5kg mật ong đã được pha loãng bằng một lượng nhất định nước sạch). Trộn đều mật ong với các phiến thuốc, ủ khoảng 1 giờ cho ngấm mật đều rồi sao vàng đến khi bên ngoài phiến thuốc có màu vàng đậm, sờ không dính tay, vị ngọt, đắng nhẹ, mùi đặc trưng (bạch truật) hoặc vị ngọt, mùi thơm đặc trưng của mật ong (hoàng kỳ). Như vậy, hoàng kỳ, bạch truật được dùng trong cổ phương Bổ trung ích khí thang: hoàng kỳ (chích mật ong) 200g, cam thảo 100g; đương quy, đảng sâm, bạch truật (chích mật ong), trần bì, thăng ma, sài hồ, mỗi vị 60g cùng với mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 15g. Có tác dụng điều bổ tỳ, vị, ích khí thăng dương; dùng trị tỳ vị hư nhược, trung khí hạ hãm, vô lực, kém ăn, phân hay sống, nát; các chứng sa giáng: sa dạ dày, tử cung, trĩ, lòi dom...

Để làm tăng tác dụng quy kinh phế của các vị thuốc như ma hoàng, tang bạch bì, tỳ bà diệp... cũng tiến hành chích mật ong với các vị thuốc này. Ví dụ, ma hoàng là vị thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, giảm ho, đờm, suyễn tức; dùng trong các chứng cảm mạo phong hàn, sốt cao, mồ hôi không ra được... Song một khi muốn sử dụng tác dụng giảm ho, bình suyễn của ma hoàng trong các trường hợp viêm phế quản mạn tính với các triệu chứng ho nhiều, đờm nhiều, khó thở, ma hoàng sẽ được chích với mật ong (theo cách đã giới thiệu ở trên). Khi chích với mật ong, sức làm ra mồ hôi của ma hoàng sẽ giảm đi và lại tăng tác dụng chỉ ho, bình suyễn

GS.TS. Phạm Xuân Sinh




Ô mai – Vị thuốc dân gian có công dụng trừ ho, dưỡng họng

Món ăn ngon, vị thuốc dưỡng họng, trừ ho quý

Theo đông y, vị thuốc ô mai được chế biến từ quả mơ (ô là màu đen, mai chính là quả mơ. Ô mai nghĩa là vị thuốc có màu đen, được chế biến từ quả mơ). Để làm thuốc, ô mai được chế biến khá cầu kì, theo y học cổ truyền, gọi là phương pháp cửu chưng cửu sái. Cụ thể như sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó, cho vào vại, ngâm với muối, theo tỉ lệ 1 kg mơ: 300 g muối, sau 3 ngày 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục đem phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 9 lần (9 lần phơi, 9 lần ngâm, tức cửu chưng, cửu sái), tới khi da quả mơ săn chắc, có màu đen và các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần.

Khi chế biến thành món ăn, ô mai được gia thêm gừng sao khô và bột cam thảo, tạo nên một hương vị đặc trưng, hấp dẫn. Sự hòa quyện giữa vị chua nhẹ của quả mơ, vị mằn mặn của muối, vị cay nhẹ của gừng, và chút ngòn ngọt của cam thảo, khiến bất cứ ai cũng đều cảm thấy thú vị khi nhâm nhi thưởng thức, thậm chí cả khi vừa nghĩ tới.

Dân gian đã khéo léo chế biến món ăn ngon là ô mai để làm hài lòng người thưởng thức. Đồng thời cũng có thể sử dụng chính món ăn này làm vị thuốc dưỡng họng, trừ ho khi cần thiết. Bởi vì ô mai có tính mát, vị chua nhẹ, nhanh chóng làm dịu họng, giảm ngứa rát họng, giảm khản tiếng và giảm ho. Muối lại có tác dụng sát trùng hầu họng, tốt đối với chứng viêm họng. Gừng giữ ấm, giúp đề phòng chứng ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh. Còn cam thảo chính là vị thuốc có nhiều công dụng: hóa đờm, giảm ho, và chống viêm (theo y học cổ truyền và các nghiên cứu dược lý cũng đã chứng minh). Thế nên, có 1 gói nhỏ ô mai mang theo người trong những ngày gió lạnh, không chỉ có thêm món ăn ngon, có thể mời bạn bè cùng thưởng thức, vui thêm cuộc chuyện trò, mà còn là vị thuốc dưỡng họng, phòng ngừa ho hiệu quả.

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi có viết: Ô mai, vị chua, tính mát, có tác dụng sinh tân, dưỡng hầu họng, chỉ khái (giảm ho), được dùng chữa trị nhiều chứng ho khác nhau, trong đó có ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm amidan, cổ họng sưng đau…Với tác dụng sinh tân dịch, ô mai là vị thuốc dùng rất tốt khi cơ thể mắc bệnh lâu ngày, bệnh mạn tính khiến hao tổn tân dịch, người khô háo, mệt mỏi, trong đó, có các chứng ho lâu ngày, ho tái đi tái lại do phế âm hư, miệng họng khô, cổ họng ngứa rát, khản tiếng.

Hải Thượng Lãn Ông quy ô mai vào bổ kim. Mà phế thuộc kim theo ngũ hành nên sử dụng ô mai trong chữa trị các chứng bệnh ở phế là phù hợp với quan điểm biện chứng luận trị của đông y. Hải Thượng Lãn Ông cũng phân tích “Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim, nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu được bất kì một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm, Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp. Ô mai có vị chua tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái, hóa đờm”. Điều đó khẳng định vai trò cốt yếu của Ô mai trong các bài thuốc trị ho, đặc biệt các chứng ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.

Bảo Thanh, Thuốc ho bổ phế – Với ô mai, vỏ quýt, mật ong và các thảo dược

Vận dụng và phát huy công dụng của ô mai trong trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ô mai, cùng với các vị thuốc quen thuộc khác như vỏ quýt, mật ong đã được gia thêm vào bài thuốc có lịch sử 300 năm Xuyên bối tỳ bà cao, tạo nên thuốc ho bổ phế Bảo Thanh. Công thức thuốc gồm nhiều vị thuốc, được kết hợp với nhau thành một phương thuốc hoàn chỉnh, theo nguyên lý của y học cổ truyền. Thuốc phát huy tác dụng hiệp đồng tăng cường: vừa chữa trị triệu chứng (trị ho, hóa đờm), vừa coi trọng bổ dưỡng (bổ phế), nên cải thiện bệnh từ gốc.

Bảo Thanh là thuốc ho bổ phế cao cấp, sản phẩm tâm huyết của tập thể các dược sĩ, bác sĩ, lương y, thầy thuốc của công ty Dược phẩm Hoa Linh. Thuốc được nghiên cứu cẩn trọng từ công thức, tới kỹ thuật bào chế, phối thuốc, và được sản xuất trong nhà máy đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt của tổ chức y tế thế giới (GMP, GLP, GSP – WHO), nhằm tạo ra thuốc có hiệu quả tốt nhất tới tay người sử dụng.

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh điều trị hiệu quả các chứng ho do cảm cúm, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản. Nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày do phế âm hư, ho tái đi tái lại do dị ứng thời tiết, sử dụng thuốc ho Bảo Thanh cho hiệu quả rất tốt.

Với uy tín chất lượng, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được nhân dân cả nước tin dùng trong nhiều năm qua. Sản phẩm đã nhận được các giải thưởng cao quý như: Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, Top 20 nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam, Sản phẩm thuốc ho bổ phế được tin dùng số 1 do người tiêu dùng bình chọn.

Bên cạnh sự tín nhiệm của người tiêu dùng, năm 2014, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được Bộ y tế trao tặng giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt, nhằm tôn vinh thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Tắm thuốc ngừa bệnh tật

Trong y học cổ truyền phương Đông, tắm thuốc còn là dược dục liệu pháp, là phương sử dụng thuốc y học cổ truyền và nước để tắm rửa toàn thân hay cục bộ nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

Từ đời Chu (Trung Quốc) đã sử dụng Hương thang dục là một phương thức ngâm tắm cơ thể bằng nước sắc của các vị thuốc có mùi thơm. Đến sau đời Tống, trong dân gian bắt đầu xuất hiện những cơ sở chuyên phục vụ khách hàng bằng cách thức “tắm nước thơm”, từ đó dần dần hình thành một thói quen trong thiên hạ. Chẳng hạn ngày Tết thì tắm bằng nước sắc của 5 dược liệu có hương thơm là lan hương, kinh giới, linh lăng hương, bạch đàn hương và mộc hương. Sau khi tắm bằng loại nước này, toàn thân tỏa mùi thơm phức, tinh thần trở nên phấn chấn, cơ thể có khả năng phòng ngừa tích cực các bệnh lý ngoại cảm trong mùa xuân. Sang tháng hai, cổ nhân khuyên nên lấy cây câu kỷ nấu lấy nước tắm ngâm có công dụng làm cho da dẻ sáng bóng, sắc mặt sáng tươi mà trẻ mãi. Sách Vân cập thất tiên (đời Tống) có viết: “Buổi sớm ngày Lập Xuân sắc ba vị là bạch chỉ, đào bì và thanh mộc hương lấy nước mà tắm thì cơ thể hết sức khỏe mạnh”. Bạch chỉ và thanh mộc hương đều là những thứ thuốc có công dụng phương hương hóa trọc, khu phong trừ thấp rất có lợi cho sức khỏe. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, cả ba vị thuốc đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm thông thoáng đường hô hấp và dự phòng cảm cúm rất tốt. Đào bì là vỏ của cành và thân đào. Sách Bản thảo cương mục có ghi chép về công dụng “tránh ôn dịch” của đào bì. Y thư Tập toa thuốc dân gian Qúi Châu cũng có ghi về việc lấy cành đào đun nước tắm ngâm có thể trị chứng phong thấp, bôi ngoài da có thể chữa được mụn nhọt.

Dưới đây, xin giới thiệu một số công thức dược dục toàn thân có công dụng bảo kiện, cường thân và dưỡng da để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng trong những ngày xuân:

Bài 1. Đậu xanh 20g, bách hợp 20g, băng phiến 10g, hoạt thạch 30g, bạch phụ tử 30g, bạch chỉ 30g, bạch đàn hương 30g, tùng hương 30g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: cải thiện sức khỏe và dưỡng da.

Bài 2. Xương bồ 30g, đậu tương 30g, đậu đỏ 20g, tiểu hồi hương 10g, quán chúng 30g, phòng phong 20g, cúc hoa 30g, hồng hoa 20g, lá sen 30g, kinh giới tươi 30g, gừng tươi 10g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: dưỡng da, nâng cao sức khỏe, dự phòng tích cực cảm mạo và các bệnh lý ngoài da.

Bài 3. Rượu gạo 750ml hòa với nước ấm trong bồn rồi tắm ngâm toàn thân trong 20 phút. Công dụng: làm da khỏe và đẹp. Cũng có thể thay rượu gạo bằng bia hoặc rượu vàng với liều lượng gấp ba.

Bài 4. Hoa đào 50g, hoa phù dung 30g, kim ngân hoa 30g, hoa sen 30g, bạch chỉ 30g, xuyên khung 20g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: làm khỏe và đẹp da, dự phòng cảm mạo ngày xuân.

Bài 5. Tỳ bà diệp 50g, cám gạo 50g, vỏ quýt 30g, địa phu tử 30g, tất cả tán vụ, cho vào túi vải rồi ngâm vào bồn chứa nước nóng, sau đó tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: làm da khỏe và đẹp, dự phòng các bệnh lý về da.

Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn dùng 1 cốc dấm chua hoặc một thìa canh mật ong hoặc vắt 2 quả chanh vào nước ấm để tắm ngâm toàn thân nhằm mục đích làm cho da khỏe và đẹp.

Các vị thuốc vào nồi cùng với một lượng nước vừa phải, đun to lửa cho sôi rồi sắc nhỏ lửa chừng 30 phút. Khi tắm, pha thêm nước nóng sao cho nhiệt độ đạt khoảng 37 - 390C, ngâm tắm toàn thân chừng 20 - 30 phút, mỗi ngày một lần. Tuy nhiên, khi thực hành dược dục liệu pháp cần chú ý: những người bị tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, suy mạch vành, u mạch máu, suy tim, tiền sử đã bị nhồi máu cơ tim, cơ địa dễ xuất huyết không nên tắm ngâm toàn thân trong dịch thuốc có nhiệt độ trên 39 độ C; phụ nữ trong kỳ kinh và người bị dị ứng với dịch thuốc không nên sử dụng; trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút không nên tắm ngâm toàn thân; trước khi ngủ không nên dược dục toàn thân; chú ý tránh tắm ngâm quá lâu để đề phòng cảm lạnh.

ThS. Khánh Mai

Những bài thuốc chữa chứng đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu còn gọi là nhức đầu kiểu migraine, thiên đầu thống, là một loại đau đầu có chu kỳ xuất hiện từng cơn do sự rối loạn chức năng của tế bào thần kinh đặc biệt là tế bào thần kinh vùng hạ đồi (hypothalamus) dẫn đến sự rối loạn co thắt mạch máu sinh đau đầu.

Huyết phủ trục ứ thang

Thành phần: đương quy, sinh địa, hồng hoa đều 9g, đào nhân 12g, chỉ xác, xích thược đều 6g, sài hồ, cam thảo đều 3g, cát cánh, xuyên khung đều 4,5g, ngưu tất 10g.

Chỉ định: chứng đau nửa đầu và các loại bệnh khác do ứ huyết gây nên.

Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Thận trọng dùng đối với phụ nữ lượng kinh nhiều.

Đàm đã ông phương

Thành phần: bạch chỉ 30g, xuyên khung, xuyên ô, cam thảo đều 15g.

Chỉ định: trị cơn đau nửa đầu.

Cách dùng: thang thuốc trộn đều, 1/2 để sống, 1/2 sao vàng tán bột mịn trộn đều chia thành 10 bao, ngày uống 2 lần mỗi lần 1 bao, trong 24 giờ không uống quá 4 bao, uống với nước sắc lá trà và lá bạc hà. Trường hợp cơn kéo dài, cơn hết vẫn tiếp tục uống trong 1 tuần.

đau nửa đầu

Xuyên khung trà điều tán

Thành phần: lá bạc hà 240g, xuyên khung, kinh giới (bỏ cọng) đều 120g, hương phụ (sao) 250g (hoặc tế tân bỏ cuống 30g), phòng phong (bỏ cuống) 45g, bạch chỉ, khương hoạt, cam thảo chích đều 60g.

Chỉ định: chứng đau nửa đầu, đau không chừng, một bên hoặc giữa, có triệu chứng sợ lạnh, hoa mắt mũi tắt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Bài này chủ yếu dùng cho chứng đau đầu do phong hàn, trường hợp phong nhiệt thêm bạc hà, liên kiều.

Cách dùng: tất cả tán bột mịn, trộn đều, đóng gói; mỗi lần uống 6g, uống với nước trà sau bữa ăn.

Xuyên khung tán

Thành phần: xuyên khung, tế tân, khương hoạt, hòe hoa, thạch cao, hương phụ, chích cam thảo đều 15g, kinh giới, bạc hà, nhân trần, phòng phong, cúc hoa đều 30g.

Chỉ định: trị thiên đầu thống.

Cách dùng: tất cả thuốc tán bột mịn trộn đều; mỗi lần uống 6g với nước trà, ngày uống 3 lần.

Thuốc có tác dụng sơ phong, thanh nhiệt, chỉ thống, dùng trị chứng thiên đầu thống thể phong nhiệt. Tùy theo vị trí đau đầu mà gia thuốc như: đau nhiều trước trán thêm bạch chỉ, đau ở đỉnh đầu thêm ngô thù, đau vùng chẩm và gáy thêm cát căn, đau 2 vùng thái dương thêm sài hồ.

Khương hoạt thắng thấp thang

Thành phần: khương hoạt, độc hoạt đều 3g, cam thảo chích, phòng phong, xuyên khung đều 1,5g, mạn kinh tử 0,9g.

Chỉ định: chứng phong thấp cứng gáy đau đầu ở biểu, đau toàn thân, phát sốt sợ lạnh, mạch phù.

Cách dùng: liều trên làm thuốc thô cho 300ml nước sắc còn 150ml uống nóng sau khi ăn. Đau đầu nhiều xuyên khung tăng đến 15 - 30g, thấp nặng thêm bạch truật 10g, phong nặng thêm bạch chỉ 10g, khương hoạt 6 - 10g. Cơ thể hư nhiều mồ hôi thêm hoàng kỳ sống cố biểu.

Thiên ma câu đằng ẩm

Thành phần: thiên ma, sơn chi, hoàng cầm, đỗ trọng, ích mẫu thảo, tang ký sinh, dạ giao đằng, chu phục linh đều 9g, câu đằng (cho sau) 12g, thạch quyết minh sống (sắc trước) 18g, xuyên ngưu tất 12g.

Chỉ định: trị đau nửa đầu thể can dương kháng, đau nửa đầu do cao huyết áp.

Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang. Là một bài thuốc dùng nhiều trên lâm sàng; tùy theo vị trí đau đầu có thể dùng thêm các thuốc dẫn kinh như: kinh thiếu dương dùng sài hồ, xuyên khung, kinh thái dương dùng khương hoạt, cát căn, kinh dương minh dùng bạch chỉ, kinh quyết âm dùng ngô thù dù; đau đầu nặng thêm huyền hồ sách để hoạt huyết định thống. Chú ý trường hợp can dương không vượng thì không dùng.

Trấn can tức phong thang

Thành phần: hoài ngưu tất, giá thạch sống (tán nhỏ) đều 30g, long cốt sống (đập vụn), mẫu lệ sống (đập vụn), quy bản sống (đập vụn), bạch thược sống (đập vụn), huyền sâm, thiên đông đều 15g, xuyên luyện tử (đập vụn), mạch nha sống, liên trần đều 6g, cam thảo 4,5g.

Chỉ định: thiên đầu thống thể can dương thịnh, can phong nội động.

Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.

Ma hoàng phụ tử tế tân thang

Thành phần: ma hoàng 6g, tế tân 3g, phụ tử 3g.

Chỉ định: đau đầu do ngoại cảm phong hàn, cơ thể dương hư, cho vào 600ml nước; ma hoàng sắc trước (bỏ bọt) cho các vị khác vào sắc còn 300ml bỏ bã uống.

Cách dùng: trị chứng đau nửa đầu do dương hư ngoại cảm. Chú ý không dùng đối với bệnh nhân âm hư hỏa vượng hoặc cao huyết áp. Kiêng ăn chất sống lạnh và béo mỡ.

Xuyên khung định thống ẩm

Thành phần: xuyên khung 6g, câu đằng 12g, cúc hoa 12g, bạch tật lê 10g, ích trí nhân 10g, bạch khấu 6g, bán hạ 6g, xích thược 10g, xuyên ngưu tất 10g.

Chỉ định: đau nửa đầu.

Cách dùng: sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Đối với người hư yếu xuyên khung không nên dùng liều cao.

Bình can giải kinh thang

Thành phần: xuyên khung 6g, tang diệp 10g, cúc hoa 12g, từ thạch 6g, đại giá thạch 6g, bạch thược 12g, bạch chỉ 10g, ngưu tất 10g, sài hồ 10g, thần khúc 6g.

Chỉ định: thiên đầu thống.

Cách dùng: sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

LY.DS. BÀNG CẨM

Bài thuốc chữa ho do táo nhiệt

Ho do táo nhiệt y học cổ truyền gọi đàm nhiệt khái thấu. Nguyên nhân do khí trời táo nhiệt, lại gặp phải người vốn nhiệt tạng, đờm với nhiệt quấn quýt lấy nhau phát sinh bệnh. Bệnh nhân phát sốt rồi sinh ho, đờm nhiều và dính đặc, sắc vàng như mủ, hơi thở gấp; trong người bức bách khó chịu, mạch phù, hoạt, rêu lưỡi vàng và nhờn bẩn...

Ho do nhiệt hay gặp trong bệnh ho gà, viêm phổi, viêm khí quản, áp-xe phổi mủ, tâm phế mạn, hen suyễn...

Dùng bài Tả bạch tán gồm: tang bạch bì 40g, địa cốt bì 40g, sinh cam thảo 20g. Ba vị sấy khô tán bột mịn. Mỗi lần dùng 20g bột cùng với 20g gạo tẻ, 30 lá trúc diệp, đun với 2 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống nóng 1 lần. Gia giảm: nếu có sốt gia tri mẫu 12g, hoàng cầm 12g.

Nếu sốt đã giảm, đờm loãng dễ ra; trong người bớt bức bách khó chịu, khát nước, rêu lưỡi vàng nhờn nên dùng bài Thanh phế thang gồm: mạch môn đông 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g, hoàng cầm 8g, thiên môn đông 12g, bối mẫu 12g, quất hồng 4g, tang bạch bì 12g. Các vị cho vào nồi, đổ 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống 1 lần.

chua hoHo do táo nhiệt (đàm nhiệt khái thấu) hay gặp trong viêm khí quản, viêm phổi, tâm phế mạn, áp-xe phổi.

Nếu người vẫn sốt, đau đầu, ho khan, khí nghịch mà suyễn, ngực đầy tâm phiền, họng khô mũi ráo, lưỡi khô không rêu, mạch hư đại mà sác; hay gặp ở viêm phế quản, giai đoạn phục hồi sau viêm phổi, họng tê mất tiếng;

Dùng bài Thanh táo cứu phế thang: thạch cao 20g, tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, a giao 12g, tỳ bà diệp 12g, cam thảo 4g, nhân sâm 12g, hồ ma 12g, mạch môn đông 20g. Đun với 5 bát nước, cạn còn 2 bát, bỏ bã, chia uống 2 lần. Gia giảm: đờm nhiều, thêm bối mẫu 12g, qua lâu 12g; huyết khô gia sinh địa 24g; nhiệt nhiều, thêm thủy ngưu giác 12g, linh dương giác 4g hoặc thêm ngưu hoàng 4g.

Nếu đại tiểu tiện bí và sáp, suyễn thấu mãi không dứt, đờm đặc dính, sắc vàng, đó là nhiệt nhiều.

Dùng bài Nhân sâm tả phế thang: sơn chi 12g, liên kiều 12g, đại hoàng 12g, chỉ xác 4g, nhân sâm 8g, cát cánh 3g, bạc hà (để riêng) 4g, hoàng cầm 12g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, tang bì 12g. Đun với 3 bát nước, cạn bớt 1 bát, bỏ bạc hà vào, đun cạn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.

Nếu tới thời kỳ nhiệt thịnh làm hại tới phế lạc, mỗi khi ho bật ra máu tươi... Dùng bài Ngọc nữ tiễn hoặc Thái bình thang:

Thái bình thang: thạch cao sống 40g, bạch mao căn 40g, sinh địa 40g, ngẫu tiết thán 40g, đại hoàng thán 12g. Đun với 1 bát đồng tiện và 3 bát nước, cạn còn 2 bát, bỏ bã. Chia uống 2 lần.

Ngọc nữ tiễn: sinh thạch cao 24g, tri mẫu 12g, mạch đông 16g, sinh địa 32g, ngưu tất 12g. Đun với 5 bát nước còn 2 bát, bỏ bã, chia uống 2 lần.

Bài Ngọc nữ tiễn vừa chỉ huyết lại kiêm cả bổ; bài Thái bình thang chuyên chỉ huyết mà không bổ. Nếu trong đờm có huyết hình thể hư thì uống bài Ngọc nữ tiễn, hình thể thực thì uống Thái bình thang.

Lương y Thảo Nguyên

Chữa bệnh bằng mực tàu

Mực tàu là một loại mực màu đen được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước phương Đông và một vài nước khác như Ai Cập, Anh... trong quá khứ để viết, in và vẽ. Trong ngôn ngữ như tiếng Anh, mực tàu được gọi là Indian ink hay India ink (tức là mực Ấn Độ), tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của nó thì cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, chỉ biết rằng, các chuyên luận sớm nhất về nghệ thuật có nói đến mực tàu do người Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại sản xuất ra. Nền tảng của mực này là chất màu cacbon đen pha trong chất keo lỏng hay các môi trường gắn kết khác. Theo cổ thư Trung Quốc, mực tàu được làm từ muội than của nhựa hoặc gỗ cây thông bị đốt cháy rồi hoà với chất keo và hương liệu. Tuy nhiên, muội than của các dạng gỗ khác nhau cũng được sử dụng và sẽ tạo ra các loại mực có tông màu khác nhau.

Trong các dược thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo thập di, mực tàu được gọi bằng nhiều tên khác nhau như ô kim, trần hương, huyền hương... và được dùng làm thuốc với vị cay, tính bình, không độc, vào được các đường kinh tâm, can và thận, có công dụng chỉ huyết (cầm máu) và tiêu thũng (làm hết phù nề), được dùng để chữa các chứng bệnh như thổ huyết (nôn ra máu), nục huyết (chảy máu cam), băng huyết, huyết lỵ (kiết lỵ phân có lẫn máu), ung thũng phát bối (nhọt độc ở vùng gáy, lưng)... Theo sách Cương mục, mực tàu có tác dụng lợi tiểu tiện, điều hoà kinh nguyệt; sách Khai ngọc bản thảo cho rằng mực tàu có khả năng chỉ huyết, sinh cơ phu; theo sách Bản thảo tái tân, loại mực này có công năng bình can thanh phế, trừ phong nhiệt, chỉ khái thấu, sinh tân giải khát. Trong y dược học cổ truyền, mực tàu được dùng để chữa khá nhiều bệnh khác nhau. Nên chọn loại mực để càng lâu thì càng tốt, nếu uống trong thì lấy 1 - 3 tiền mài uống hoặc tán bột trộn với các vị thuốc khác để làm thuốc hoàn tán, nếu dùng ngoài thì mài với nước để bôi xoa.

Chữa nôn ra máu: bột mực tàu 2 tiền hoà với nước a giao uống.

Chữa chứng chảy máu cam: nước mực tàu đặc nhỏ vào lỗ mũi.

Trị băng huyết: bột mực tàu 1 thìa uống.

Chữa chứng xích bạch lỵ (kiết lỵ đi ngoài phân có máu hoặc nhầy mũi): can khương và mực tàu mỗi thứ 2 lạng hoà với dấm làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống vài lần, mỗi lần 30 viên với nước cơm.

Trị nhọt độc ở lưng: dùng mực tàu mài với dấm xoa xung quanh tổn thương, ở giữa lấy mật lợn bôi...

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Bài thuốc chữa bạch điến

Bạch điến phong là tình trạng có từng vùng trên da tự nhiên xuất hiện các đốm trắng, có thể lan tràn sang các vùng lân cận, thường không đau, ít ngứa. Đông y cho nguyên nhân gây bệnh do tâm hỏa vượng, mồ hôi ra quá nhiều hay do uống rượu quá độ làm bì phu và khiếu khai mở bất bình thường làm huyết thiếu tại bì phu, phong tà thừa hư mà xâm phạm vào bì phu tấu lý, ẩn phục lâu ngày gây tổn thương bì phu cơ nhục mà gây bệnh.

Người bệnh có biểu hiện trên da xuất hiện những đốm màu trắng, bề mặt phẳng như các vùng da khác, không đau, ít ngứa. Bệnh hay gặp ở tuổi trung niên và hay lan tràn sang các vùng lân cận. Đa số tồn tại kéo dài, có khi suốt đời, không có biến chứng, không ảnh hưởng sức khỏe, chỉ gây mất thẩm mỹ. Phép điều trị là dưỡng âm, bổ huyết, khu phong, thanh nhiệt. Sau đây là một số bài thuốc để chữa trị:

Thuốc uống:

Bài 1: Thông khiếu hoạt huyết thang: xích thược 3g, đào nhân 9g, lão thông 3g, xuyên khung 3g, hồng hoa 9g, hồng táo 5g, xạ hương 0,15g. Thêm rượu loãng, sắc uống. Hoạt huyết thông khiếu. Chữa bạch điến phong. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Tạo giác

Bài 2: Truy phong hoàn: hà thủ ô 16g, kinh giới tuệ 16g, thương truật 16g, khổ sâm 16g, tạo giác tử 32g. Các vị tán bột mịn, dùng hạt tạo giác nấu kỹ, đánh nhuyễn, lọc lấy hỗn dịch; trộn với bột làm viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 - 15g với rượu hoặc nước chè, tùy tuổi và thể trạng. Bài này có tác dụng tháo thấp khu phong. Chủ trị bạch điến.

Bài 3: Hồ ma tán: hồ ma tử 20g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô đỏ 4g, mạn kinh tử 4g, cúc hoa 4g, khổ sâm 12g; uy linh tiên, thăng ma, phòng phong, đương quy, bạc hà diệp, hoàng liên, hoàng cầm, bạch thược, xuyên khung, ngưu bàng tử mỗi loại 8g; bạch tật lê 12g, kinh giới tuệ 12g. Các vị sấy khô, tán bột, dùng hồ làm viên. Ngày uống 3 lần; mỗi lần 20g. Từ xuân phân đến thu phân, uống với rượu trắng; từ thu phân đến xuân phân, uống với thanh trà.

Bài 4: hồng hoa, đương quy, thục địa, sinh địa, hạ khô thảo mỗi loại 12g; tiêu tứ tiền, hồ ma tử, sa uyển tử, hà thủ ô mỗi loại 16g. Sắc uống.

Thuốc dùng ngoài:

Bài 2: phá cố chỉ 63g, cồn 700: 200ml. Ngâm trong 7 ngày, gạn lấy rượu thuốc, bôi lên chỗ bạch điến, lang ben. Ngày 1 lần. Dùng phá cố chỉ có tác dụng tăng cường sắc tố da.

Bài 1: thỏ ty tử (cả thân và hạt) 25g, ngâm trong 100ml cồn 800 trong 2 ngày, đem xát vào vùng bị bệnh. Ngày 2 - 3 lần.

Bài 3: thủy ngân và trầu không giã nhỏ mịn, để trong lọ thủy tinh kín ít nhất 15 ngày. Lấy bột bôi lên vết bạch điến.

Bài 4: lưu huỳnh 20g, hùng hoàng 10g, phá cố chỉ 30g, ngâm với 100ml cồn 800. Dùng hỗn dịch này sát vào vùng bị bạch điến hằng ngày.

Lương y Thảo Nguyên

Thuốc Đông y điều trị viêm phế quản

Trong thời tiết mùa đông, nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn, nóng lạnh thay đổi đột ngột khiến mọi người, đặc biệt là trẻ em và người già y...